Cổ xưa vẫn hay dùng mật ong hoang dã, nên mật rất thuần tính thiên nhiên. Ngày nay do công nghiệp nuôi ong phát triển nên mật ong công nghiệp cũng rất nhiều. Nhưng ong vẫn đi lấy hoa mật nên mật ong vẫn mang tính chất thiên nhiên, chất lượng vẫn tốt và có lợi cho cơ thể. Tuy mật có nhiều loại là vì do ong lấy mật hoa vào thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, loại thực vật khác nhau, hoa cỏ khác nhau, nên mật có mùi vị và màu sắc khác nhau, công dụng khác nhau và cách thường xuyên dùng khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài loại mật ong khác nhau ứng với từng loại thực vật khác nhau, tính chất và tác dụng của nó:
1) Mật tỳ bà: được coi là loại tốt trong họ mat ong, tính ngọt mát, mát âm nhuận phổi, các bộ phân cơ thể giải khát, chống ho, ho lâu có đờm do viêm đường hô hấp dẫn tới, kể cả ho bị chảy máu… đề có công dụng trị liệu hữu hiệu.
2) Mật ong lê: tính ngọt mát, giảm khát, trị ho hóa đờm, nhuận phổi, thanh nhiệt. Còn có giải pháp dưỡng âm tán kết thông tràng, thanh trừ phong, giáng hỏa, hợp dùng cho dạng viêm khí quản cấp, hen suyễn.
3) Mật hoa hòe: tính mát, có công dụng nở huyết quản, cải thiện tuần hoàn, phòng cứng hóa huyết quản giảm huyết áp, trước khi ngủ uống thì làm giảm sự hưng phấn của thần kinh trung khu, giữ giấc ngủ tốt, trấn an tinh thần ổn định.
4) Mật hoa kiều mạch: tính bình, ngọt, lạnh. Có tác dụng dễ thở, thanh nhiệt, giải độc. Trong lá và hoa kiều mạch có chất Lotin là một chất làm tăng cường tính đàn hồi của vách huyết quản, công dụng cho việc chữa trị cao huyết áp và ngăn ngừa được hiện tượng tràn máu não.
5) Mật hướng dương: tính ngọt đượm, màu phách nhạt, thơm thoảng, có tác dụng làm nở rộng huyết quản và giảm huyết áp tạm thời và tăng khả năng miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Ngoài ra còn có giá trị chữa chứng mỡ cao trong máu hoặc nhiều cholesterol trong máu.
6) Mật hoa ngô: tính ngọt, bình. có công dụng điều tiết trong khai vị, hạ huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra còn có công dụng bổ trợ cho gan tiết ra mật, giảm mỡ trong máu, tăng cường trữ đường trong gan, cải thiện sự trao đổi chất trong các bộ phân cơ thể, giảm việc xuất hiện sỏi lắng trong nước tiểu, chống viêm bang quang, viêm niệu đạo.
7) Mật hoa rau: loại mật này có sản lượng khá cao vì nguồn rau xanh rất nhiều, gọi là mật phổ thông. Tính ngọt, ấm, có công dụng thanh nhiệt, tán huyết, tiêu sưng tấy. Thường dùng cho người bị bệnh về gan, tỳ vị bị yếu.
8) Mật tử vân anh: tính ngọt, bình. Có tác dụng lợi cho tiêu hóa, người kém ăn, giảm nhiệt tỏng dạ dày, giảm kết dính trong màng ruột, giúp tăng tiêu hóa, làm lành vết thương loét.
9) Mật hoa cây đoạn thụ: tính ngọt, ấm, công năng làm tăng thể chất, ôn hòa tính tình, giảm hưng phấn ở thần kinh trung khu, bảo quản tế bào não.
10) Mật hoa carot: tính ngọt nhẹ, trong loại mật này có nhiều loại thuộc họ Vitamin B và A, nên rất có hiệu quả cho người bị bệnh khô giác mạc và chứng loài, mờ mắt.
Chủng loại mật hoa có rất nhiều, như đã kể ở trên chỉ là một số loại điển hình, còn nhiều loại mật khác như: hoa mận, hoa nhãn, hoa đào, táo, bắp cải, sơn trà, dừa, úc kim hương v.v…mỗi loại đều có đặc điểm và độ dinh dưỡng khác nhau. Các loại mật vẫn bán hiện nay là loại hợp chất, nếu người tiêu dùng có mẹo hay chọn mua phù hợp cho toàn bộ cơ thể thì việc ích lợi cho sức khỏe chắc chắn là tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét